Kiểu giáo dục của Nhật cho trẻ 3 – 4 tuổi chính là chuyển sang cách dạy trẻ phải biết tự suy nghĩ. Bố mẹ nên biết rằng, 3 tuổi não bộ của bé đang ở trong giai đoạn phát triển nhiều nhất và các tế bào thần kinh cũng bắt đầu được vận dụng tối đa để trẻ có thể tự có những suy nghĩ của riêng mình. Càng tư duy và suy nghĩ nhiều ở tuổi này, khả năng sáng tạo của trẻ sẽ càng được phát huy một cách tối đa khi lớn hơn ở những giai đoạn phát triển sau.
Có 2 điểm cơ bản nhất ở trẻ 3 – 4 tuổi mà bố mẹ cần phải chú ý và phát huy nếu muốn con thông minh đó là: Tư duy và tự lập 50%. Những điểm này sẽ thể hiện rõ nhất qua quá trình phát triển ngôn ngữ, chơi thông minh và hình thành tính cách của trẻ. Khi bé bước vào giai đoạn 3 tuổi, điểm đáng lưu í nhất là việc giáo dục trí thông minh cho trẻ hướng tới phát triển tư duy hơn là dạy trẻ ghi nhớ như thông thường. Bởi lên 3 tuổi, não bộ của bé đang phát triển vượt bậc để tự suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn và thích bắt chước những hành động của người lớn. Phương pháp giáo dục trẻ của người Nhật khác với giai đoạn 2 tuổi chính ở điểm này.
Tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Giogia- Mỹ đã nói rằng “Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4 tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.” Để nâng cao khả năng tư duy của trẻ ngay từ nhỏ thì độ tuổi 3 – 4 tuổi là quan trọng nhất. Và nếu được dạy bảo đúng cách về phát triển tư duy ở giai đoạn này thì trẻ sẽ trở thành người có đầu óc sáng tạo rất tốt. Chính vì vậy, bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để tạo cho trẻ những cơ hội phát triển nổi trội nhờ khả năng biết tư duy và suy nghĩ logic.
Vậy làm thế nào để dạy trẻ biết tư duy và có khả năng vận dụng những suy nghĩ một cách tư duy và sáng tạo? Chúng ta đều biết rằng suy nghĩ của mỗi người khó có thể nắm bắt và điều khiển được, nhưng việc giáo dục bằng những công việc cụ thể để hướng cho trẻ biết cách tư duy logic và thông minh là hoàn toàn có thể làm được. Có thể nói rằng việc tác động lên trí não và khả năng tư duy của trẻ ở giai đoạn này sẽ quyết định rất lớn đến không chỉ thái độ trong học tập sau này mà còn ảnh hưởng đến những suy nghĩ của trẻ về mọi điều trong cuộc sống.
Vào thời kì này, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển tư duy thông minh là hữu ích và quan trọng nhất. Bố mẹ cần biết một điều rằng, cho đến thời điểm này, càng cho trẻ chơi nhiều những trò chơi tư duy, phải suy nghĩ, tìm tòi thì càng khiến cho trẻ có thể trở thành người có chỉ số thông minh cao và tư duy sáng tạo được. Không những tư duy não bộ thông minh, các bé trong thời kì 3-4 tuổi còn phát triển khả năng tư duy của mình qua những kĩ thuật sử dụng và điều khiển các giác quan của bản thân một cách vượt bậc so với những giai đoạn trước. Bố mẹ nên hướng dẫn bé những động tác đơn giản và phát triển độ khó lên dần với việc dùng đầu ngón tay nhiều hơn. Những việc tốt cho điều này đó là gấp giấy, dùng kéo cắt, dán giấy bằng hồ dán, dạy trẻ cách thắt nút, cài khuy áo, buộc dây giày…
Người ta nói rằng trẻ 3 tuổi thường nói nhiều và đang trong thời kì phát triển ngôn ngữ vô cùng nhanh. Đặc biệt trong cả cuộc đời thì đây là thời kì trẻ có khả năng ghi nhớ từ nhiều nhất nên bố mẹ càng dạy con nhiều từ càng tốt.
Có một phương pháp rất đơn giản đó chính là tăng khả năng ngôn ngữ của bé linh hoạt và sáng tạo hơn nhờ vào cách nói chuyện. Và xét về tâm lý học, đối với trẻ giọng nói của người mẹ là thân thiết và dễ gây ấn tượng sâu đậm trong trí não hơn cũng như thân thuộc với trẻ từ khi còn trong bụng mẹ nên sẽ thu hút trí não trẻ hơn là người lạ.
Việc quan trọng đầu tiên là nói chuyện với con hàng ngày hết khả năng có thể. Quan trọng là nói chuyện một cách nghiêm túc và coi con như một người bạn thực sự để có thể dùng từ chính xác, với chủ đề, câu chuyện gợi cho bé nhiều suy nghĩ sáng tạo và có thể tự suy luận, phán đoán được. Thay vì nói “Con đi ngủ đi” thì có thể nhẹ nhàng dạy dỗ con “ Bây giờ đã muộn rồi” để bé có thể hiểu đã đến giờ đi ngủ và lý do mà mẹ nói đã muộn là gì. Hoặc thay vì yêu cầu bé làm một việc gì bố mẹ hãy nói rõ nguyên nhân và vì sao phải làm như vậy với những giải thích rõ cho con hiểu thay vì chỉ ra lệnh.
Tính tự lập của trẻ được hình thành từ giai đoạn này dần được phát triển nhiều hơn, nhưng ban đầu chỉ ở mức tự lập một nửa. Ở giai đoạn trước, từ 2-3 tuổi bố mẹ đã có thể dạy cho bé tự làm những công việc cá nhân đơn giản như đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh, tắm rửa… Vì vậy, lên 3-4 tuổi, khả năng tự suy nghĩ và làm việc của trẻ đã hình thành nhưng trẻ vẫn thường hay bám dính và dựa dẫm vào bố mẹ nhưng đã có ý thức tự lập hơn và bước đầu có những suy nghĩ của riêng mình. Vì thế, tính tự lập của bé ở giai đoạn này được coi là tự lập 50% và trẻ không thể tự mình hoàn thành hết những công việc của bản thân mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ.
Đây là lúc bé sẽ không cần nhờ mẹ mà tự làm việc xong có lúc lại trông mong vào sự giúp đỡ của bố mẹ và không thể thực hiện được một mình. Do đó, việc bố mẹ trợ giúp cho trẻ ở giai đoạn tự lập một nửa này là rất quan trọng. Nhiều bé 3 tuổi sẽ không muốn nhờ người khác làm hộ hết mọi thứ mà bé sẽ thích tự mình làm được và muốn thể hiện rõ khả năng của riêng mình. Chúng muốn bày tỏ ý nghĩ của bản thân muốn làm được một việc gì đó được bố mẹ công nhận và chứng tỏ bản thân mình. Nhưng đôi khi, việc trẻ tự làm việc gì thường bị bố mẹ cho rằng “không nghe lời” hay không ngoan. Hay còn gọi đây là thời kì phản kháng của trẻ mà nhiều bố mẹ cho rằng đáng sợ không kém so với trẻ 2 tuổi. Nhưng thực ra, nhìn ở một khía cạnh khác, đây không thể coi là thời kì phản kháng mà đó chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có ý thức tự lập và bắt đầu khẳng định cái tôi của mình.
Để được như vậy, không phải bố mẹ cứ để cho con ở một mình, chơi một mình thì mới được. Mà mẹ cần phải chơi cùng con, giúp đỡ con nhưng chỉ những công việc ở mức độ khó mà con không làm được. Còn với những việc nhà đơn giản, việc cá nhân nhẹ nhàng, ở tuổi này nên để cho bé tự làm và đặc biệt nên cho bé tiếp xúc và chơi cùng bạn bè nhiều hơn để bé có thêm nhiều kinh nghiệm hơn so với khi chỉ chơi ở nhà với bố mẹ. Để tạo dựng được nền tảng đó, bố mẹ cần phải chấp nhận cho con ra ngoài nhiều hơn và tiếp xúc nhiều điều mới mẻ hơn mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài được.
(St)
Tags: giáo dục trẻ, tư duy não bộ,